Bác sĩ Zhong nhận thấy nồng độ oxy trong máu cậu bé quá thấp nên ông bắt đầu thổi khí vào phổi trẻ qua ống nội soi phế quản. Trong thời gian kéo dài 30 phút, bác sĩ Zhong vừa thực hiện phẫu thuật vừa thổi khí.
Khi ca mổ gần kết thúc, ông nói với đồng nghiệp: “Tôi không thể tiếp tục được nữa”. Sau đó, ông ngã xuống sàn nhà. “Lúc đó, tôi có cảm giác như bị đè nén ở ngực và tê cứng tứ chi. Tôi đổ mồ hôi rất nhiều, quần áo và găng tay dính chặt vào người”, bác sĩ Zhong sau này kể lại.
Sau đó, các đồng nghiệp tiến hành cấp cứu giúp bác sĩ Zhong hồi tỉnh. Ý nghĩ đầu tiên của ông là hỏi thăm về bệnh nhi của mình: "Tôi không sao. Hãy kiểm tra xem lượng thông khí phổi của cậu bé có ổn không”, ông nói.
Ca phẫu thuật thành công sau khi các bác sĩ loại bỏ ít nhất 10 miếng hạt nhỏ ra khỏi phổi của em bé. Cha mẹ của đứa trẻ đã khóc nức nở và gửi lời cảm ơn đến vị bác sĩ tận tâm cùng ê-kíp của ông khi biết tin.
Những câu chuyện về các bác sĩ nỗ lực hết mình và nảy ra sáng kiến để cứu sống bệnh nhân đôi khi phải mạo hiểm sức khỏe bản thân thường xuyên gây chú ý ở Trung Quốc.
TheoSCMP, hai năm trước, hai bác sĩ đã sử dụng thiết bị phẫu thuật tạm thời để cứu sống một hành khách bị ốm trên chuyến bay từ Quảng Châu đến New York (Mỹ). Người đàn ông lớn tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt nên các bác sĩ đã lấy nước tiểu của ông qua ống hút.
Ngày 29/9, chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức) tổ chức Trung thu cho con của cư dân và nhân viên sinh sống tại chung cư. Một hộ kinh doanh tại đây đã tài trợ 210 phần bánh su kem của một thương hiệu uy tín cho chương trình. Ban quản lý chung cư phát cho khoảng 200 người, còn dư khoảng 10 bánh phát cho nhân viên.
Tại chương trình đêm Trung thu, bà Phan Thị Út (quê Cà Mau, tạm trú tại TP.HCM) là nhân viên vệ sinh của chung cư, nhận phần quà gồm 3 bánh su kem. Ngày 30/9, bé Q. (con bà Út) ăn bánh, tới 22h, bệnh nhi có triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiêu lần.
Hôm sau, trẻ được đưa tới phòng khám tư, nhận đơn thuốc về tự uống. Khoảng 17h, trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm nên được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám, tiếp tục được cho thuốc về nhà uống, tự theo dõi. 23h, bé trở nặng, tử vong trên đường đến viện.
Cùng thời điểm, các hộ dân trong chung cư cũng phản ánh tình trạng một số trẻ nhỏ và người lớn bị nôn, tiêu chảy, sốt. Tổng cộng có 61 người bị ngộ độc, hơn 25 người phải nhập viện điều trị. Trong đó, 22 người vào các cơ sở y tế ở TP.HCM, 3 người điều trị ở Cà Mau.
Lần đầu tiên Kim nghe đến Navy SEAL (Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ) khi còn học trung học. Lúc đó, Kim là một học sinh xuất sắc nhưng nhút nhát. Anh quyết tâm nhập ngũ, bất chấp mong muốn của mẹ là muốn anh vào đại học.
Điều đó khiến mẹ anh rất thất vọng. Kim kể với NBC, khi nghe anh thông báo, người mẹ đã khóc: “Mẹ tôi không thích lựa chọn của tôi. Tôi nghĩ 20 năm trước, những người Mỹ gốc Á sẽ không ưng ý với hướng đi của tôi”.
Dù vậy, Kim vẫn kiên định với lựa chọn của mình và là thành viên ưu tú của đội Navy SEAL sau khi hoàn thành khóa huấn luyện ở Colorado.
Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Kim đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như thợ lặn, trinh sát, bắn tỉa. Anh được điều động đến Iraq hai lần. Kim được trao Huân chương Sao Bạc vì đã giải cứu binh sĩ Iraq bị thương vào tháng 6/2006.
Cùng năm đó, khi đang làm nhiệm vụ ở Al-Ramadi, Iraq, hai người bạn thân của Kim đã bị bắn. Kim sơ cứu cho một người nhưng cả hai đều không thể sống sót. Cảm giác bất lực ập đến ngày hôm đó phần nào thôi thúc Kim trở thành bác sĩ.
“Tôi đã hứa với những người anh em đã khuất của mình rằng tôi sẽ sống cuộc đời khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn để vinh danh họ. Đối với tôi, y học là câu trả lời cho mong muốn đó”, Kim tâm sự.
Với thành tích ấn tượng trong quân đội, Kim đăng ký vào Đại học San Diego năm 2021 để lấy bằng Toán học. Sau đó, anh gia nhập Đại học Harvard để theo đuổi ngành y.
Tại đây, Kim đã gặp phi hành gia, bác sĩ Scott Parazynski, người khuyến khích anh đăng ký chương trình phi hành gia của NASA. Kim từng mơ ước trở thành phi hành gia khi còn nhỏ - anh từng treo tấm áp phích của phi hành đoàn Apollo 11 phía trên giường. Kim tốt nghiệp Trường Y Harvard năm 2016, lấy bằng thạc sĩ và sau thực tập bốn năm về y học cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Sau đó, anh là một trong vài chục người được chọn gia nhập NASA trong danh sách 18.000 người.
TheoBritannica, mùa hè 2017, Kim bắt đầu khóa đào tạo phi hành gia tại Trạm Không quân Hải quân Pensacola, Florida. Anh và các ứng viên đã được huấn luyện về sinh tồn dưới nước và hàng không bao gồm lái máy bay T-6A Texan II.
Tiếp theo, tại Houston, Kim học lái máy bay T-38 và tham gia chương trình đào tạo Artemis của NASA, bao gồm hướng dẫn về nhiều chủ đề, bao gồm hệ thống Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), robot, địa chất, huấn luyện sinh tồn và tiếng Nga. Chương trình đào tạo phi hành đoàn hướng tới thực hiện các nhiệm vụ ở ISS, Mặt trăng và Sao Hỏa.
Kim còn tham gia khóa huấn luyện bay tại Texas và Florida và khóa học bác sĩ phẫu thuật hải quân. Kim giành danh hiệu ưu tú, được công nhận vừa là phi công vừa là bác sĩ phẫu thuật hàng không.
Kim đã kết hôn và có ba đứa con. Anh ca ngợi gia đình: “Thông thường, khi mọi người đạt được thành tựu, bạn không thấy mạng lưới hỗ trợ đằng sau họ”.